Tại sao phải quan trắc môi trường lao động?
1. Vì sao chúng ta phải thực hiện quan trắc môi trường lao động?
Môi trường lao động luôn tiềm ẩn các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe và tai nạn thương tích, báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế cho thấy trong khoảng thời gian 5 năm từ 2011 – 2016, số mẫu quan trắc môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trên cả nước không đạt tiêu chuẩn chiếm khoảng 10% trên tổng số 2.452.919 mẫu thực hiện. Các yếu tố luôn có tỷ lệ mẫu đo không đạt cao nhất trong 5 năm bao gồm vi khí hậu (8,6%), phóng xạ, điện từ trường (23,25%), tiếng ồn (16,53%) và ánh sáng (12,04%).
Riêng đối với các cơ sở y tế (bao gồm bệnh viện, viện nghiên cứu, viện kiểm nghiệm, các cơ sở sản xuất dược phẩm, sinh phẩm,…) do tính chất đặc thù ngành nghề riêng biệt, nhân viên phải thường xuyên tiếp xúc với các mối nguy cơ vi sinh tiềm ẩn, đặc biệt là HIV/AIDS, lao, SARS, H5N1 cũng như hóa chất độc hại…
Đồng thời, nhân viên làm việc tại các bộ phận khoa chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân, xét nghiệm, giải phẫu bệnh, phòng mổ và kiểm soát nhiễm khuẩn còn bị phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe như: phóng xạ, điện từ trường, sóng siêu âm, các khí gây mê, hóa chất khử khuẩn và giải phẫu bệnh (formol, xylen, acid, alcohol, …) cũng như các loại hóa chất khác.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến các tác động bất lợi của hội chứng nhà kín (các phòng điều hoà). Những người làm việc trong các nhà kín (nhân viên phòng mổ, phòng thí nghiệm) sẽ có nguy cơ chịu ảnh hưởng độc hại của hơi gaz, dung môi và bụi. Song song đó, đối với các thiết bị autoclave, lò đốt chất thải y tế, thiết bị xử lý chất thải,… có nguy cơ rất lớn ánh hưởng trực tiếp đến người vận hành như tai nạn thương tích, bỏng nhiệt, tư thế làm việc,…
Bên cạnh đó, việc đánh giá yếu tố tiếp xúc vi sinh vật và tâm lý lao động ergonomy còn chưa được nhiều đon vị thực hiện. Các tư thế như đứng nhiều, nâng nhấc bệnh nhân, cúi khom để thao tác gây ra các vấn đề về cơ bắp, xương khớp. Đây là những tư thế rất thường gặp ở nhân viên y tế khoa ngoại, nha, tai mũi họng, chỉnh hình, sản phụ khoa cũng như đối với lao công, y công, hộ lý. Từ đâv đòi hỏi cần phải có nhiều thiết kế ergonomy phù họp để cải thiện điều kiện lao động của nhân viên y tế.
Chính vì vậy, việc thực hiện quan trắc môi trường lao động là một việc làm cần thiết nhằm phát hiện sớm các nguy cơ, kịp thòi có biên pháp kiểm soát phòng tránh tai nạn và các bệnh nghề nghiệp là một điều hết sức cần thiết.
2. Cơ sở pháp lý yêu cầu thực hiên quan trắc môi trường lao động
Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động một mặt giúp kiểm soát các yếu tố nguy hại, bảo vệ sức khỏe nhân viên. Mặt khác, kết quả quan trắc đánh giá mức độ tiếp xúc còn là cơ sở để thực hiện việc chế độ phụ cấp độc hội cho nhân viên theo đặc thù khoa phòng. Bên cạnh đó. việc bắt buộc thực hiện quan trắc còn được quy định tại các văn bản pháp quy sau:
Bộ Luật lao động 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định: người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo đảm các điều kiện môi trường làm việc và an toàn lao động; đồng thời kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động (điều 138).
Tương tự, Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015, Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2017 Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật khử độc, khử trùng cho người lao động. Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc phải tố chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tể chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhăn lực (điều 18 – Luật An toàn, vệ sinh lao động).
Bên cạnh đó, tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 đã quy định nội dung thực hiện quan trắc cũng như yêu cầu năng lực của đơn vị thực hiện quan trắc. Từ đây, các cơ sở trong và ngoài ngành y tế có thể căn cứ lựa chọn đơn vị thực hiện quan trắc, đảm bảo tính chính xác, khách quan và được đơn vị thanh kiểm tra bên ngoài công nhận kết quả báo cáo.
3. Quan trắc môi trưòng lao đông – tự nguyện hay bắt buộc?
Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bể sung hồ sơ quản lỷ về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lỷ sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Nếu sức khỏe là vốn quý nhất của con người thì sức khỏe của người lao động là vốn quý nhất của doanh nghiệp, bởi chính người lao động sẽ làm ra sản phẩm, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Môi trường lao động bao gồm nhiều yếu tố luôn tồn tại trong môi trường làm việc. Nếu môi trường lao động tốt thì sức khỏe người lao động được cải thiện sẽ tăng năng suất lao động, kích thích sản xuất. Ngược lại, nếu môi trường lao động không tốt, người lao động tiếp xúc thường xuyên với yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, hoặc nặng hơn có thể mắc các bệnh nghề nghiệp tùy theo thời gian tiếp xúc và mức độ ô nhiễm tại nơi làm việc.
Việc quan trắc môi trường lao động cũng nhằm quản lý được môi trường làm việc của người lao động. Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lưòng các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc. Từ đó phát hiện những yểu tố nguy cơ gây các tác hại nghề nghiệp để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, cái thiện điều kiện làm việc, trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù họp nhằm đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động. Quan trắc môi trường lao động không những giúp người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động, giúp người lao động hiểu biết đầy đủ về môi trường làm việc của mình, tham gia giám sát chất lượng môi trường lao động và đòi hỏi quyền lợi khi bị ảnh hưởng mà còn là dữ liệu khoa học giúp cho công tác nghiên cứu những biện pháp phòng neừa, kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, công tác đo kiểm tra môi trường lao động trên thực tế cho đến nay vẫn chưa được chú trọng. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn xem nhẹ công tác quan trắc môi trường lao động nói riêng và vệ sinh lao động nói chung. Trong khi đó rất nhiều người lao động đang phải làm việc tại môi trường chưa an toàn. Một số doanh nghiệp nhầm lẫn giữa đo kiểm MTLĐ (trong doanh nghiệp) với đánh, giá tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối vói môi trường chung (ngoài đơn vị, doanh nghiệp) nên chỉ thực hiện đánh giá tác động môi trường chung. Thậm chí nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ chưa biết quy định: Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bố sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sửc khỏe cho ngưòi lao động và bệnh nghề nghiệp.
4. Quan trắc môi trường lao động mang lai lợi ích gì cho doanh nghiệp
» Giúp quản lý môi trường làm việc của người lao động;
- Kịp thời phát hiện những yếu tố dộc hại để cải thiện điều kiện ỉàm việc và trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù họp;
- Đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động;
- Xây dựng hình ảnh, tạo niềm tin từ phía khách hàng và đội ngũ nhân viên đối với doanh nghiệp;
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
Trong những năm gần đây, chính sách hội nhập và thu hút đầu tư đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng vồ khoa học, kỹ thuật; nhiều công nghệ sản xuất mới được hình thành hoặc thiết bị mới được nhập khẩu và đưa vào sản xuất. Vì thế, bên cạnh các yếu tố tác hại truyền thống, đã xuất hiện các yếu tố tác hại mới đối với sức khỏe người ỉao động. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các dự án và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã làm gia tăng các nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động cả về phạm vi, tính chất và mức độ tác động. Do đó cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt các hành vi vi phạm về trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về vệ sinh ]ao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp của người sử dụng ‘ao độne, người lao động.
5. Tần suất thực hiện hoạt động quan trắc môi trưòng lao động
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổng họp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi quản lý định kỳ ít nhất ỉ năm/lần.
Theo đó, Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường ìao động, lập và định kỳ bố sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sửc khỏe cho ngưòi lao động và bệnh nghề nghiệp.
Quan trắc môi trường lao động được quy định tại:
Thông tư 19/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động”
Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vê sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
6. Căn cử vào đâu để xây dưng kế hoach quan trắc môi trường lao đông?
- Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định sổ lượng yếu tố có hại cầm quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
- Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
- Các yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.
Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh về hoạt động quan trắc môi trường lao động: Trích từ Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP
- Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
- Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo Sở Y tế (nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc) về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.
- 7 Yếu tố cần kiếm tra trong quan trắc môi trường lao động
Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bố sung hồ SO’ quản lv y tế về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sửc khỏe cho ngưòi lao động và bệnh nghề nghiệp.
Đây là yêu cầu bắt buộc về công tác quan trấc môi trường lao động của doanh nghiệp, được quy định tại Thòng tư 19/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động” và Nghị định 44/2016/NĐ-CP quv định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan ừắc môi trường lao động.
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
7 yếu tố cần kiểm tra trong quan trắc môi trưcmg lao động:
- Vi khí hậu
- Vật lý
- Hóa học
- Bụi
- Tiếp xúc nghề nghiệp
- Tâm sinh lý và Ec-gô-no-my
Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
+) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động; +) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
+) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Quan trắc môi trưòng lao động – điều kiện tiên quyết bảo vệ sức khỏe người lao động
Người lao động làm việc có hợp đồng hay không đều có quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động; được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố cỏ hại tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các quy định này tại Điều 18 Luật An toàn vệ sinh lao động (AT VSLĐ).
Theo đó, người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng. Quan trắc môi trường lao động là công cụ giám sát đắc lực nhất để thu thập, phân tính, đánh giá các yếu tố môi trường trong lao động tại nơi làm việc, làm căn cứ đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Theo Điều 18 về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm tố chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá ít nhất một lần trong một năm đối với các yếu tố độc hại được Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe con người. Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, ngưòi sử dụng lao động phải thông báo công khai cho người lao động, cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan có thẩm quvền yêu cầu, có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Tại khoản 5 của điều này, Chính phủ quy định chi tiết về việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại tại nơi làm việc và điều kiện hoạt động của tổ chức quan trẳc môi trường lao động đảm bảo phù hợp với Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp.
Tại Thông tư Liên tịch 08/1998 giữa Bộ Y tế và Bộ LĐTB&XH đã quy định , ngưòi sử dụng lao động có trách nhiệm quan trắc môi trường; có trách nhiệm khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động (trong hồ sơ khám bệnh có kết quả đánh giá .môi trường lao động và khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp phải được cách ly khỏi môi trường lao động gây bệnh.
Còn trong Thông tư 12/2006 của Bộ Y tế quy định một trong các nguyên tắc khám, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp phải dựa trên kết quả giám sát môi trường lao động; trước khi khám bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải chuẩn bị và gửi các giấy tờ cho cơ sở khám bệnh, trong đó có kết quả giám sát môi trường lao động sớm nhất (không quá 24 tháng kể từ ngày đo).
Kết quả quan trắc môi trường lao động ngoài việc giúp người sử dụng thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động, giúp người lao động hiếu biết đầy đủ về môi trường làm việc của mình, tham gia giám sát chất lượng môi trường lao động và đòi hỏi quyền lợi khi bị ảnh hưởng còn là dữ liệu khoa học giúp cho công tác nghiên cứu những biện pháp phòng ngừa, kiếm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp.