Huấn luyện an toàn vệ sinh, lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP
DANH MỤC NỘI DUNG
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 – Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
- Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 – Sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 – Quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;
- Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20/08/2020 – Ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Huấn luyện an toàn lao động là yêu cầu bắt buộc. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – tại Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH có quy định người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người lao động. Tuy nhiên, để quyền lợi của người lao động được đảm bảo hơn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP)
2. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì?
An toàn, vệ sinh lao động liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi của người tham gia vào công việc hoặc làm việc. An toàn, vệ sinh lao động bao gồm 2 khái niệm chính:
♦ An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. An toàn lao động không tốt sẽ gây tai nạn lao động.
♦ Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động không tốt sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp.
⇒ Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.
3. Mục đích và ý nghĩa của công tác huấn luyện ATVSLĐ
Mục đích
- Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.
- Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.
Ý nghĩa
- Về mặt chính trị: Xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển.
- Về mặt xã hội: Người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. An toàn, vệ sinh động là chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội,
- Về mặt kinh tế: Thực hiện tốt an toàn, vệ sinh lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động…
Việc thực hiện tốt công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ tạo kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
4. Lợi ích khi tham gia huấn luyện ATVSLĐ
Về phía doanh nghiệp
Về phía người lao động
Tuân thủ đúng quy định, tránh rủi ro về pháp luật. Giảm thiểu chi phí cho các sự cố về con người lẫn máy móc. Giúp tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Thiết lập những biện pháp phòng ngừa tai nạn trong quy trình sản xuất, vận hành thiết bị. Nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành nghề.
Tự biết cách bảo vệ bản thân trước những điều kiện môi trường làm việc có nhiều yếu tổ nguy hiểm độc hại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng.
Được cập nhật những kiến thức mới về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nhận biết được các nguy cơ tiềm ẩn của tai nạn, từ đó biết cách phòng tránh an toàn.
5. Đối tượng tham gia huấn luyện ATVSLĐ
Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, đối tượng phải tham gia khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bao gồm Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật an toàn, vệ sinh lao động. Cụ thể:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
- Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động.
Để thuận tiện cho quá trình đào tạo, tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP chia làm 6 nhóm đối tượng như sau:
Nhóm 1: Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 2, 3, 5 bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động
Nhóm 5: Người làm công tác y tế
Nhóm 6: An toàn vệ sinh viên theo quy định tại điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động
6. Thời gian huấn luyện ATVSLĐ
Đối tượng | Thời gian |
Nhóm 1 | 16 giờ (~2 ngày) |
Nhóm 2 | 48 giờ (~6 ngày) |
Nhóm 3 | 24 giờ (~3 ngày) |
Nhóm 4 | 16 giờ (~2 ngày) |
Nhóm 5 | 16 giờ (~2 ngày) – (Sửa đổi tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP) |
Nhóm 6 | 4 giờ (Ngoài nội dung đã được huấn luyện ATVSLĐ) |
7. Hồ sơ được cấp, huấn luyện định kỳ
Nhóm 1: Giấy chứng nhận + sổ theo dõi, thời hạn 2 năm, huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần
Nhóm 2: Giấy chứng nhận + sổ theo dõi, thời hạn 2 năm, huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần
Nhóm 3: Thẻ an toàn + sổ theo dõi, thời hạn 2 năm, huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần
Nhóm 4: Sổ theo dõi, Huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần
Nhóm 5: Giấy chứng nhận + sổ theo dõi, thời hạn 2 năm; huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần
Nhóm 6: Giấy chứng nhận + sổ theo dõi, thời hạn 2 năm, huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần
8. Thông tin khoá học
-
Tại văn phòng hoặc hội trường của đơn vị.
-
Tại địa điểm do Công ty ABS tổ chức
9. Quy định xử phạt khi không thực hiện huấn luyện ATVSLĐ
Căn cứ Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hình thức xử phạt được quy định như sau:
Điều 25. Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện hoặc sử dụng người lao động không được cấp thẻ an toàn theo quy định của pháp luật làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trước khi bố trí làm công việc này theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người trở lên.