Huấn luyện an toàn hoá chất theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP
Hóa chất ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, tai nạn cho người sử dụng. Do đó, các doanh nghiệp cần cập nhật kiến thức an toàn hóa chất cho người lao động và người quản lý trực tiếp hóa chất. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật, người lao động cần phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất mới đủ điều kiện làm việc với hóa chất.
DANH MỤC NỘI DUNG
I. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 – Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
Căn cứ Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30/08/2019 – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 – Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
II. Tại sao phải huấn luyện an toàn hóa chất?
• Chấp hành theo quy định của pháp luật: Huấn luyện an toàn hóa chất được quy định tại NĐ113/2017/NĐ-CP. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, hay có liên quan về hóa chất… nếu người lao động không được huấn luyện sẽ vi phạm và bị xử phạt theo quy định.
• Đảm bảo môi trường làm việc an toàn: Tham gia khóa huấn luyện người lao động sẽ biết cách làm việc an toàn với hóa chất, biết cách phòng chống, cũng như nhận diện các mỗi nguy hiểm, kịp thời đưa ra cảnh báo trong quá trình làm việc.
• Giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Việc thực hiện huấn luyện an toàn hóa chất là giúp doanh nghiệp giảm thiếu chi phí do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, giúp người lao động yên tâm làm việc và cống hiến cho công ty.
• Nâng tầm doanh nghiệp: Với doanh nghiệp không huấn luyện an toàn thì chắc chắn không tạo được lòng tin với khách hàng và người lao động, từ đó doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phát triển kinh doanh. Vì thế huấn luyện an toàn nói chung và an toàn hóa chất nói riêng đóng vai trò rất quan trọng.
III. Đối tượng tham gia khóa huấn luyện an toàn hóa chất
Nhóm 1, bao gồm:
– Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; ví dụ: Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, trưởng phòng thí nghiệm,…
– Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất. ví dụ: Phó Giám đốc, phó Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, phó trưởng phòng thí nghiệm,…
Nhóm 2, bao gồm:
– Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
– Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
Nhóm 3, bao gồm:
– Người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.
Ví dụ: công nhân pha chế, công nhân trực tiếp tại kho chứa hóa chất
IV. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất
Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1:
- Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
- Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
- Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2:
- Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
- Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
- Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
- Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
- Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3:
- Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
- Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
- Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
- Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất;…
V. Hình thức và thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện an toàn hóa chất định kỳ: 2 năm/lần cụ thể từng nhóm như sau:
Đối với nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ (~1 ngày), đã bao gồm cả thời gian kiểm tra;
Đối với nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ (~1,5 ngày), đã bao gồm cả thời gian kiểm tra;
Đối với nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ (~2 ngày), đã bao gồm cả thời gian kiểm tra;
VI. Các quy định khác
a. Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất
Theo Điều 31 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện hoặc cử các đối tượng tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện định kỳ 02 năm một lần.
- Hoạt động huấn luyện này có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.
- Thông thường các doanh nghiệp hay tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất nguy hiểm kết hợp với chương trình huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được huấn luyện bởi đơn vị được Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn hóa chất trong lao động.
- Người đã được huấn luyện phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây: Khi có sự thay đổi chủng loại hóa chất, công nghệ, cơ sở vật chất, phương án sản xuất liên quan đến vị trí làm việc; khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần huấn luyện trước.
- Không điều chỉnh đối với tổ chức, cá nhân hoạt động xăng dầu, dầu khí, vật liệu nổ công nghiệp; tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. (bởi vì có các quy định chuyên ngành khác ví dụ như Nghị định 104/2009/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,..)
b. Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn hóa chất
Theo Điều 33 Nghị định 113/2017/NĐ- CP, người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.
C. Đánh giá kết quả và lưu trữ hồ sơ
Điều 34 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP về đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất hoặc các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện an toàn hóa chất.
2. Quy định về kiểm tra
- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện;
- Thời gian kiểm tra tối đa là 02 giờ;
- Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên.
3. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc huấn luyện và kiểm tra kết quả huấn luyện an toàn hóa chất, tổ chức, cá nhân tổ chức huấn luyện, kiểm tra ban hành quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất.
4. Hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất gồm:
- Nội dung huấn luyện;
- Danh sách người được huấn luyện với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện;
- Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh;
- Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất;
- Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân.
Lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất trong thời gian 03 năm và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu
8. Kết thúc khóa học, học viên được gì?
- Hiểu biết về các quy định xử lý hóa chất và quy trình bao gồm vận chuyển, ứng cứu tràn đổ, khử trùng và xử lý,
- ược hoàn thiện các kinh nghiệm, kỹ năng thông qua những tình huống thực tiễn,
- Biết cách ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, kịp thời đưa phương án xử lý khi gặp sự cố.
9. Quy định về xử phạt
Căn cứ Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 – Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. Hình thức xử phạt được quy định như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về huấn luyện an toàn hóa chất
1. Mức tiền phạt đối với hành vi không tổ chức hoặc không cử người tham gia các khóa huấn luyện an toàn hóa chất định kỳ đối với đối tượng nhóm 3 được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 10 người thuộc đối tượng nhóm 3;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 10 người đến dưới 50 người thuộc đối tượng nhóm 3;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 50 người đến dưới 100 người thuộc đối tượng nhóm 3;d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 người đến dưới 1.000 người thuộc đối tượng nhóm 3;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 1.000 người trở lên thuộc đối tượng nhóm 3.
2. Mức tiền phạt đối với hành vi không tổ chức hoặc không cử người tham gia các khóa huấn luyện an toàn hóa chất định kỳ đối với đối tượng nhóm 1, 2 được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 10 người thuộc đối tượng nhóm 1 hoặc nhóm 2;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 10 người đến dưới 30 người thuộc đối tượng nhóm 1 hoặc nhóm 2;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 30 người đến dưới 50 người thuộc đối tượng nhóm 1 hoặc nhóm 2;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 50 người đến dưới 100 người thuộc đối tượng nhóm 1 hoặc nhóm 2;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 người trở lên thuộc đối tượng nhóm 1 hoặc nhóm 2.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không lưu giữ đầy đủ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định;
b) Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất không đủ thời gian tối thiểu theo quy định cho các đối tượng thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 hoặc nhóm 3.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ hoặc lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất không đủ thời gian quy định là 03 năm.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi huấn luyện các nội dung về an toàn hóa chất không đúng quy định với từng nhóm đối tượng.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng người huấn luyện an toàn hóa chất không có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
b) Sử dụng người huấn luyện an toàn hóa chất không có đủ 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện an toàn hóa chất.