Huấn luyện kỹ thuật sơ cấp cứu
Sơ cấp cứu là các hành động ban đầu nhằm trợ giúp hay điều trị ngay ban đầu khi người lao động vừa xảy ra sự cố về tai nạn gây chấn thương, bệnh đột ngột khi chờ phương tiện hỗ trợ, bác sỹ cứu chữa cho bệnh nhân.
Huấn luyện sơ cấp cứu là việc trang bị cho người lao động những kiến thức cơ bản về hoạt động sơ cứu, hướng dẫn những thao tác sơ cấp cứu ban đầu để trợ giúp nạn nhân trước khi nhân viên y tế đến nơi. Việc sơ cấp cứu này nhằm ngăn không cho tình trạng nạn nhân ngày càng xấu đi. Tạo cơ hội phục hồi và cứu sống nạn nhân.
DANH MỤC NỘI DUNG
1. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 – Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
- Căn cứ Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
2. Quy định về lực lượng sơ cấp cứu
Tại điều 7 Thông tư 19/2019/TT-BYT ban hành ngày 30/06/2016 về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động về việc tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:
1. Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:
a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:
– Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;
– Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;
– Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.
b) Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
4. Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.
3. Đối tượng tham gia huấn luyện sơ cấp cứu
Theo Điều 9 Thông tư 19/2016/BYT ngày 30/06/2016 quy định đối tượng Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:
- Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
- Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.
4. Nội dung huấn luyện sơ cấp cứu
Theo phụ lục 6 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định nội dung huấn luyện sơ cấp cứu như sau:
- Các nguyên lý cơ bản về sơ cứu, cấp cứu tại chỗ
- Băng bó vết thương (Nguyên tắc, các phương tiện dùng để băng bó, kỹ thuật băng bó)
- Kỹ thuật cầm máu tạm thời (Nguyên tắc cầm máu, các biện pháp cầm máu tạm thời)
- Kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời (Nguyên tắc cố định gãy xương, các phương tiện cố định gãy xương)
- Kỹ thuật hồi sinh tim phổi (Nhận biết dấu hiệu ngừng tuần hoàn hô hấp, hướng dẫn thông thoáng đường thở và hỗ trợ hô hấp, hướng dẫn hồi sức tim phổi)
- Xử lý bỏng; (Đánh giá nguyên nhân và mức độ bỏng, xử lý cấp cứu bỏng tại chỗ)
- Phương pháp vận chuyển nạn nhân an toàn không cáng và có cáng để cấp cứu ban đầu
- Các hình thức cấp cứu:
- Cấp cứu điện giật
- Cấp cứu đuối nước
- Cấp cứu tai nạn do hóa chất
- Hướng dẫn chung nội dung và sử dụng túi sơ cứu
- Thực hành chung cho các nội dung
Các kỹ năng sơ cấp cứu sẽ được minh họa bằng hình ảnh, video kết hợp với thực hành trực tiếp trong các tình huống, con người giả định. Điều này sẽ giúp các học viên dễ dàng hình dung và nhớ lâu hơn. Sau khi kết thúc khóa học này, các học viên sẽ biết cách chủ động và bình tĩnh ứng phó kịp thời với các tình huống cần cấp cứu.
5. Thời gian huấn luyện sơ cấp cứu
Phụ lục 6 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định thời gian huấn luyện sơ cấp cứu như sau:
Huấn luyện lần đầu:
- Đối với người lao động: 4 giờ;
- Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 16 giờ (2 ngày).
Huấn luyện hàng năm:
- Đối với người lao động: 2 giờ;
- Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 8 giờ (1 ngày)
6. Lợi ích khi tham gia khóa huấn luyện cơ cấp cứu
- Nâng cao uy tín của bản thân có thể tìm việc dễ dàng khi có kỹ năng sống tốt
- Được hoàn thiện kỹ năng sơ cấp cứu qua các tình huống thực tiễn.
- Giúp người lao động nắm được những kiến thức cơ bản về sơ cứu vết thương và được thực hành sơ cấp cứu ngay tại hiện trường.
- Sau khi được huấn luyện sơ cấp cứu người lao động lao động có thể chủ động xử lý trong các trường hợp cần cấp cứu, hoặc trong trường hợp khẩn cấp, có thể đảm bảo an toàn kịp thời cho nạn nhân.
- Giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa đối với những rủi ro về người và chi phí cho các doanh nghiệp.
- Nâng cao uy tín của bản thân có thể tìm việc dễ dàng khi có kỹ năng sống tốt
7. Hồ sơ tham gia khóa huấn luyện sơ cấp cứu
Để tham gia và hoàn thiện hồ sơ sau khi kết thúc khóa học, người sử dụng lao động cần chuẩn bị và cung cấp cho đơn vị huấn luyện hồ sơ như sau:
- Danh sách cán bộ công nhân viên tham gia. (Tải về mẫu điền thông tin)
- 02 ảnh cỡ 3×4 (Mặt sau ghi họ tên và ngày tháng năm sinh)
8. Quy định về xử phạt
Căn cứ Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hình thức xử phạt được quy định như sau:
Điều 21. Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
c) Không bố trí đủ lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;
d) Không tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc hoặc tổ chức huấn luyện nhưng không đảm bảo theo quy định.