DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN, ĐÀO TẠO
- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP
- Huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 05/2021/TT-BCT
- Huấn luyện an toàn hoá chất theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP
- Huấn luyện kỹ thuật sơ cấp cứu
- Các khoá đào tạo, huấn luyện cấp chứng chỉ nghề vận hành khác…
DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
- Quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP
- Phân loại điều kiện lao động theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH
- Quan trắc môi trường định kỳ, đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
- Phân tích nước uống, nước sinh hoạt, nước thải
- Tư vấn các hồ sơ thủ tục về môi trường…
DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
Cung cấp dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH
- Kiểm định các thiết bị nâng: Xe nâng, cầu trục, cần trục, thanh máy các loại, thang cuốn, băng tải chở người…
- Kiểm định thiết bị áp lực, nồi hơi, các loại chai khí nén
- Kiểm định hệ thống lạnh, hệ thống tiếp địa chống sét
- Kiểm định đường ống khí nén, đường ống LPG
- Kiểm định áp kế, van an toàn
- Và nhiều thiết bị khác…
CÔNG TY TNHH AN TOÀN LAO ĐỘNG ABS
Thế mạnh của chúng tôi
Công ty ABS cung cấp các dịch vụ về An toàn – Sức khoẻ – Môi trường. Tự hào là đơn vị có chuyên môn cao mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Tin tức
Diễn tập ứng phó sự cố tràn đổ Toluen
Phân biệt quan trắc môi trường lao động và quan trắc môi trường định kỳ
Nếu như bạn mới tiếp xúc với ngành quan trắc môi trường nói chung rất có thể sẽ bị nhầm giữa 2 hạng mục “quan trắc môi trường lao động” và “quan trắc môi trường định kỳ”. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp chưa biết và chưa thực hiện quan trắc môi trường lao động tại công ty mà chỉ thực hiện quan trắc môi trường định kỳ. Tuy nhiên đây là 2 hạng mục doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện và nó hoàn toàn khác nhau, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này.
I. VỀ ĐỊNH NGHĨA
1. Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
2. Quan trắc môi trường định kỳ là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
=> Như vậy có thể thấy “Quan trắc môi trường lao động” là biện pháp đo đạc, kiểm tra các chỉ số để đảm bảo sức khỏe của người lao động tại khu vực làm việc. Còn “Quan trắc môi trường định kỳ” là hoạt động để kiểm soát các chỉ số và giúp các doanh nghiệp bảo vệ môi trường. Hay nói cách dễ hiểu thì:
- Quan trắc môi trường lao động: Các yếu tố trong môi trường tác động tới người lao động
- Quan trắc môi trường định kỳ: Các yếu tố trong môi trường tác động tới môi trường
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Quan trắc môi trường lao động | Quan trắc môi trường định kỳ |
|
|
III. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
Quan trắc môi trường lao động | Quan trắc môi trường định kỳ |
|
|
IV. TẦN SUẤT THỰC HIỆN
Quan trắc môi trường lao động | Quan trắc môi trường định kỳ |
Tối thiểu 1 lần/ năm (Căn cứ khoản 2, điều 18, Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13) | Căn cứ theo quy mô của cơ sở sản xuất:
|
V. QUY ĐỊNH NỘP BÁO CÁO
– Quan trắc môi trường lao động do Bộ y tế quản lý
– Quan trắc môi trường định kỳ do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quản lý
Với nhiều năm trong nghề, Công ty ABS cam kết mang lại dịch vụ Quan trắc môi trường lao động với chất lượng tốt nhất đảm bảo các thông số đo lường chinh xác nhất, giúp Doanh nghiệp giảm thiểu tối đa tác hại của các yếu tố công việc đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
Phân loại điều kiện lao động tại Vĩnh Phúc
DANH MỤC NỘI DUNG
1. Cơ sở pháp lý
Theo quy định tại khoản 2, Điều 4, Thông tư Số: 29/2021/TT-BLĐTBXH: Phân loại lao động theo điều kiện lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Ngoài ra việc phân loại lao động theo điều kiện lao động còn mục đích xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.
2. Mục đích, yêu cầu của việc phân loại điều kiện lao động
2.1. Mục đích
– Có căn cứ, cơ sở để giải quyết chế độ, quyền lợi đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và tránh xảy ra thắc mắc, khiếu kiện của người lao động về chế độ, quyền lợi như phụ cấp lương, bồi dưỡng hiện vật, chế độ nghỉ phép năm, giới hạn thời giờ làm việc, chế độ nghỉ hưu sớm …
– Thông qua hoạt động đánh giá, phân loại điều kiện lao động sẽ giúp bộ phận nhân sự, bộ phận an toàn điều chỉnh lại chức danh nghề ghi sai trong sổ BHXH (nếu có), đây là vướng mắc khá bổ biến ở nhiều doanh nghiệp
– Góp phần tuân thủ đúng và đầy đủ quy định của pháp luật như đã nêu, tránh bị xử lý vi phạm hành chính và nhất là tránh được thắc mắc, khiếu kiện của người lao động liên quan đến việc thực hiện chính sách, chế độ
2.2. Yêu cầu
Đối tượng đánh giá là người lao động đang làm việc bao gồm các chức danh nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không thuộc danh mục theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH
3. Phân loại điều kiện lao động có phải yêu cầu bắt buộc?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư Số: 29/2021/TT-BLĐTBXH việc phân loại điều kiện lao động phải thực hiện tối thiểu 1 lần trong vòng 05 năm:
- Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động.
- Khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá.
4. Có mấy loại tiêu chuẩn phân loại điều kiện lao động
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư Số: 29/2021/TT-BLĐTBXH có các loại điều kiện lao động:
- Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
- Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
-
Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.
Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, mục đích của phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:
– Thứ nhất: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.
– Thứ hai: Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động. “Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật. – Trích dẫn khoản 3, Điều 22 của Luật An toàn vệ sinh lao động”
5. Quy trình thực hiện
Căn cứ Điều 6, Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, việc thực hiện đánh giá, xác định điều kiện lao động theo quy trình như sau:
– Thứ nhất: Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động.
– Thứ hai: Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động:
Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH (sau đây gọi tắt là Phụ lục I).
- Nhóm A. Nhóm yếu tố đánh giá về vệ sinh môi trường lao động bao gồm: Vi khí hậu, áp lực không khí, Nồng độ hơi khí độc lớn hơn mức quy định của giới hạn cho phép, Nồng độ bụi lớn hơn so với mức quy định của giới hạn cho phép, Tiếng ồn trong sản xuất vượt giới hạn cho phép (dBA), rung xóc, Điện từ trường tần số radio, Điện từ trường tần số công nghiệp, Bức xạ ion hoá (mSV/năm), Tiếp xúc với sinh vật có hại,
- Nhóm B. Nhóm yếu tố đánh giá tác động về tâm sinh lý lao động bao gồm: Mức tiêu hao năng lượng cơ thể (Kcal/ca làm việc), Biến đổi hệ tim mạch khi làm việc, Mức chịu tải của cơ bắp khi làm việc: giảm sức bền lực cơ (% số người so với đầu ca), Biến đổi chức năng hệ thần kinh trung ương, Mức hoạt động não lực, Căng thẳng thị giác, Độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh,
- Nhóm C. Nhóm yếu tố đánh giá về Ecgônômi – tổ chức lao động bao gồm: Mức tiếp nhận thông tin: số tín hiệu tiếp nhận trong một giờ (chỉ đánh giá các công việc trong ngành cơ yếu, bưu điện viễn thông, tin học), Mức đơn điệu của lao động trong sản xuất dây chuyền, Nhịp điệu cử động, số lượng động tác trong 1 giờ, Vị trí, tư thế lao động và đi lại trong ca làm việc, Chế độ lao động, Nội dung công việc và trách nhiệm,
Bước 2: Lựa chọn ít nhất sáu yếu tố đặc trưng (có thể nhiều hơn 6 yếu tố) tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ cả 03 nhóm vệ sinh môi trường lao động, tâm sinh lý lao động và Ecgônômi – tổ chức lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.
Bước 3: Chọn một chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng mà đơn vị đánh giá đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm đầy đủ các nguyên tắc sau đây:
– Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố nếu trên là thang điểm 06 quy định tại Phụ lục I Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì cho điểm càng cao.
– Thời gian tiếp xúc của người lao động làm việc với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 1 điểm. Đặc biệt, đối với hóa chất độc, rung, ồn, điện từ trường, bức xạ ion hóa, , yếu tố gây bệnh truyền nhiễm, thay đổi áp suất thì điểm xếp loại hạ xuống 1 điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.
– Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 1 điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.
– Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 1 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.
Bước 4: Cách tính điểm trung bình các yếu tố theo công thức quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH
Bước 5: Tổng hợp kết quả vào phiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH và xác định điều kiện lao động theo điểm trung bình các yếu tố như sau:
6. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
– Người sử dụng lao động phải thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu khi công ty đi vào sản xuất và khi có sự thay đổi về máy móc, công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động tối thiểu một lần trong vòng 5 năm.
– Đối với nghề, công việc tại nơi làm việc thuộc Danh mục nghề đã được người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp giảm thiểu, loại trừ tác động của các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động tổ chức đánh giá, phân loại lao động và đề xuất gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được xem xét, có ý kiến về kết quả đánh giá, phân loại lao động. Trong đó phải gửi kèm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH .
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật có liên quan đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Đối với các nghề, công việc đã được đánh giá, phân loại lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH mà không còn đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động không phải thực hiện các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, sau khi có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
7. Đơn vị đủ năng lực thực hiện phân loại điều kiện lao động
Công ty ABS được thành lập với đội ngũ lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực An toàn – Sức khoẻ – Nghề nghiệp. Công ty ABS được Sở Y tế Vĩnh Phúc phê duyệt đủ năng lực thực hiện quan trắc môi trường lao động và phân loại điều kiện lao động. Chúng tôi tự tin có đầy đủ nhân lực và thiết bị để phục vụ công tác quan trắc môi trường và đo kiểm phân loại điều kiện lao động, giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng tại cơ sở
Quý doanh nghiệp có nhu cầu khảo sát thực hiện phân loại điều kiện lao động vui lòng liên hệ với Công ty ABS theo thông tin bên dưới để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp, triệu chứng và tác hại
Cơ chế và nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi silic
Cơ chế gây bệnh bụi phổi silic là do sự kích thích của bụi silic trong phổi, gây ra một cuộc phản ứng viêm và sẹo hóa trong các mô phổi. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, ho, viêm phổi và suy giảm chức năng phổi.
Nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi silic là do tiếp xúc với bụi silic trong môi trường làm việc. Các ngành công nghiệp có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bao gồm khai thác đá, chế biến khoáng sản, xây dựng và sản xuất vật liệu cách nhiệt và chống cháy. Các công nhân trong các ngành này tiếp xúc với bụi silic trong quá trình làm việc và có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể góp phần vào bệnh bụi phổi silic bao gồm tiếp xúc với bụi mà không đeo đồ bảo hộ, làm việc trong môi trường có độ ẩm thấp, hút thuốc lá và có tiền sử bệnh phổi khác.
Triệu chứng của bệnh bụi phổi silic
Các triệu chứng thường gặp của bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp bao gồm:
Khó thở: Đây là triệu chứng chính của bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp. Người bệnh có thể cảm thấy khó thở hoặc khó khăn khi thở.
Ho: Ho là một triệu chứng khác của bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp. Người bệnh có thể bị ho nhiều và có thể có đờm ho.
Sưng phù ở chân: Sưng phù ở chân có thể xảy ra khi bệnh tiến triển và gây ra các vấn đề về lưu thông máu.
Đau ngực: Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở vùng ngực.
Mệt mỏi: Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp có thể gây ra mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Tác hại của bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
Bệnh bụi phổi silicosis gây ra tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Khi tích tụ bụi silic trong phổi, sẽ xảy ra phản ứng viêm, tạo thành các sẹo mô phổi và làm cho phổi bị cứng và không thể dãn nở như bình thường. Điều này dẫn đến khó thở và khó khăn trong việc hít thở, làm cho người bệnh dễ bị mệt mỏi, suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh bụi phổi silicosis có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, viêm khớp, bệnh tăng huyết áp phổi, và ngay cả ung thư phổi.
Biến chứng của bệnh bụi phổi silic
Bệnh bụi phổi silicosis có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Những biến chứng của bệnh bụi phổi silicosis bao gồm:
Nhiễm trùng phổi: Bệnh nhân bị bụi phổi silicosis dễ bị nhiễm trùng phổi hơn do hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Bụi silic có thể làm hỏng cấu trúc phổi và gây ra viêm phổi mãn tính.
Ung thư phổi: Bệnh nhân bị bụi phổi silicosis có nguy cơ cao hơn mắc ung thư phổi.
Viêm màng phổi: Viêm màng phổi là một biến chứng hiếm gặp của bệnh bụi phổi silicosis.
Suy tim: Viêm phổi có thể làm tăng áp lực trong mạch máu phổi, gây ra suy tim.
Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
Để ngăn ngừa những biến chứng này, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp và giảm thiểu tiếp xúc với bụi silic trong môi trường làm việc./.
Theo https://moh.gov.vn/
24 công việc chủ yếu doanh nghiệp cần lưu ý trong mảng lao động
Vấn đề quản lý về lao động hiện là một trong những nội dung rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Công ty ABS xin tổng hợp các công việc chủ yếu mà DN cần phải thực hiện trong mảng lao động để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
- Thực hiện khai trình, báo cáo tình hình sử dụng lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2014.
- Thực hiện việc báo cáo định kỳ tình hình sử dụng, thay đổi về lao động theo quy định tại điểm d, Khoản 2 Điều 6 của Bộ luật Lao động 2012, Khoản 2 Điều 8 Nghị định 03/2014/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH.
- Thực hiện lập và sử dụng sổ quản lý lao động theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH.
- Xây dựng và gửi thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, định mức lao động theo quy định Điều 93 của Bộ luật Lao động 2012 và Chương III Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013.
- Thực hiện tham gia và đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đảm bảo đúng quy định của Pháp luật hiện hành.
- Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động của đơn vị theo quy định Điều 119, Khoản 1, Khoản 2 Điều 120 của Bộ luật Lao động năm 2012, Chương V Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 và Chương III Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015.
- Xây dựng và ban hành Quy chế dân chủ cơ sở; Quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013.
- Thương lượng, ký kết và gửi Thỏa ước Lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quy định Chương V của Bộ luật Lao động năm 2012, Chương III Nghị định 05 và Điều 3 Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXHngày 31/7/2015 (việc này là tùy nghi, không bắt buộc).
- Thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng, thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động và thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 02/03/2016 và Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 (nếu có sử dụng người lao động nước ngoài).
- Xây dựng và ban hành Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 05 (Nội dung này nằm trong quy chế lao động của công ty. Cần lưu ý là phải có nội dung này thì mới có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động 2012).
- Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp theo quy định Khoản 1, Khoản 3 Điều 189 của Bộ luật Lao động 2012 và Điều 5 Luật Công đoàn 2012 (Việc này cũng không bắt buộc mà tùy vào số lượng người lao động muốn tham gia công đoàn của công ty).
- Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại đơn vị theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 (nếu có); báo cáo định kỳ tình hình tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.
- Báo cáo định kỳ hàng năm về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXHngày 15/5/2016.
- Khai báo về tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015; Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP (nếu có).
- Theo dõi, quản lý, khai báo về việc sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 Điều 16 Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 (nếu có); Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016.
- Bố trí cán bộ làm công tác An toàn vệ sinh lao động chuyên trách theo quy định tại Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Bố trí cán bộ làm bộ phận y tế theo quy định Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Thực hiện bồi dưỡng hiện vật cho người làm trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại (nếu có) theo quy định tại Điều 24 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015; Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2022 .
- Rà soát, phân loại và tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015; Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
- Tổ chức khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.
- Lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động, hồ sơ vệ sinh lao động theo quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BYTngày 30/6/2016.
- Thực hiện cấp phát, theo dõi phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo quy định tại Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015; Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/2/2014.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch An toàn, vệ sinh lao động hằng năm; Nội quy an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp cho từng khu vực làm việc; Biện pháp làm việc an toàn cho từng loại công việc; Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; Đánh giá rủi ro về An toàn, vệ sinh lao động; Phương án xử lý sự cố kĩ thuật gây mất An toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp theo quy định tại Điều 15, 18, 76, 77, 78 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/2/2017
Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động bắt buộc trong các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất hoặc buôn bán, kinh doanh. Đây là các ngành nghề bị đánh giá là có nguy cơ dễ mắc phải bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động.
Vậy hoạt động đánh giá rủi ro này có ý nghĩa như thế nào, quy trình thực hiện ra sao, khi nào cần đánh giá rủi ro?…Hãy cùng tìm hiểu, phân tích và làm rõ qua bài viết này.
DANH MỤC NỘI DUNG
1. Đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động là gì?
Theo định nghĩa tại Khoản 1 Điều 77 Luật an toàn, vệ sinh lao động ban hành ngày 25/06/2015 số 84/2015/QH13: “Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động.”
2. Tại sao cần đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động?
Việc đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích. Trong đó 3 lợi ích chính được liệt kê dưới đây:
- Hoạt động đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động giúp người sử dụng lao động nhận ra những nguy cơ, yếu tố có hại mà người lao động, cán bộ công nhân viên có thể gặp phải khi làm việc.
- Kịp thời tìm kiếm, đưa ra những giải pháp để hạn chế, giảm thiểu nguy cơ, rủi ro trong quá trình làm việc hiện tại.
- Đưa ra đề xuất, giải pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong tương lai.
Hầu hết các doanh nghiệp đều cần đánh giá nguy cơ rủi ro, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, có nhiều ngành nghề mà người lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp với tỷ lệ cao hoặc thường xuyên không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Với những ngành nghề này, việc đánh giá cần thực hiện một cách thường xuyên, liên tục hơn cả.
Dưới đây là danh mục 11 các ngành nghề cần thực hiện đánh giá theo quy định của Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH:
- Vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Khai khoáng, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất than cốc.
- Sản xuất kim loại, các sản phẩm chế tác từ kim loại.
- Sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu khoáng phi kim.
- Thi công công trình xây dựng.
- Đóng và sửa chữa tàu thuyền.
- Sản xuất, phân phối và truyền tải điện.
- Bảo quản, chế biến hải sản và các sản phẩm khác từ thủy hải sản.
- Sản xuất sản phẩm may, dệt, da, giày.
- Tái chế phế liệu.
- Sản xuất sản phẩm từ plastic, cao su, sản xuất từ hóa chất
3. Khi nào cần đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động?
Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp, cơ sở chuẩn bị có hoạt động sản xuất, thi công xây dựng, kinh doanh, …
- Doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất thay đổi công nghệ, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, tổ chức sản xuất
- Đã xảy ra tai nạn lao động hoặc sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và gây hậu quả nghiêm trọng.
- Pháp luật có cập nhật thay đổi quy định đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động thì sẽ đánh giá rủi ro theo quy định mới.
- Định kỳ đánh giá với tần suất ít nhất một lần/ năm trong suốt quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
4. Quy trình thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động
Quy trình thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động gồm 5 bước cụ thể như dưới đây:
- Bước 1: Tìm hiểu về lĩnh vực, khu vực được đánh giá từ đó xác định được các yếu tố cần thiết như: phạm vi, đối tượng, mục tiêu và thời gian thực hiện việc đánh giá rủi ro.
- Bước 2 : Liệt kê, dự đoán những mối nguy có thể ảnh hưởng tới người lao động và mức độ ảnh hưởng cụ thể.
- Bước 3: Dựa trên danh sách các mối nguy hiểm đã liệt kê tiến hành giá mức độ rủi ro và đưa ra các biện pháp kiểm soát, khắc phục phù hợp.
- Bước 4: Ghi chép, lưu trữ và theo dõi danh sách mối nguy, rủi ro đã phát hiện tại doanh nghiệp.
- Bước 5: Phân loại, sắp xếp mức độ nghiêm trọng của từng nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động. Thường xuyên cập nhật thông tin và đề xuất các biện pháp giúp chủ động phòng ngừa rủi ro, tai nạn lao động trong tương lai. Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và hạn chế các bệnh nghề nghiệp mà người lao động có thể mắc phải.
5. Mẫu đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động
Theo quy định của Pháp luật, việc đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động là nội dung bắt buộc thực hiện tại mỗi doanh nghiệp. Hoạt động này có thể do đơn vị quan trắc môi trường thực hiện hoặc do doanh nghiệp tự triển khai. Kết thúc việc đánh giá, doanh nghiệp cần thu thập, tổng hợp lại kết quả theo mẫu riêng. Dưới đây là những mẫu đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động, các bạn cùng tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Trong mẫu đánh giá rủi ro an toàn lao động thường có 4 nội dung chính dưới đây:
- Phần A: Thông tin khu vực đánh giá
- Phần B: Thông tin nhóm đánh giá
- Phần C: Danh sách đánh giá
- Phần D: Phê duyệt của quản lý
Doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý ghi chép rõ những nguy cơ hiện hữu hoặc rủi ro tiềm ẩn có thể tác động, ảnh hưởng tới quá trình thao tác, làm việc. Cần xác định được tác động đó có mức độ nghiêm trọng như thế nào, ảnh hưởng tới đối tượng nào, tần suất lặp lại và rủi ro thường thấy. Doanh nghiệp cần điền đầy đủ các thông tin liên quan đến khu vực/ vị trí làm việc tồn tại các mối nguy và rủi ro về an toàn, lao động. Cụ thể như sau:
- Phần A: Thông tin khu vực đánh giá
Mô tả cụ thể khu vực tồn tại mối nguy và rủi ro về an toàn, lao động tại vị trí nào, có hoạt động sản xuất chính là gì, sơ đồ mặt bằng hoặc kết quả đo kiểm môi trường (nếu có).
- Phần B: Thông tin nhóm đánh giá
Thông tin chi tiết của người thực hiện đánh giá, chức danh, vị trí công tác và đã được tham gia đào tạo, huấn luyện về nhận diện mối nguy – đánh giá rủi ro hay chưa.
- Phần C: Danh sách đánh giá
Trong phần này, chúng ta cần liệu kê chi tiết các thông tin liên quan đến địa điểm, khu vực đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động, các mối nguy nhận diện được, tiêu chuẩn Luật pháp liên quan, tai nạn (nếu có), biện pháp kiểm soát đang thực hiện, đánh giá rủi ro lần 1, lần 2,…. Đặc biệt trong nội dung đánh giá rủi ro (lần 1, lần 2) chúng ta cần làm rõ những điểm dưới đây: C1. Khả năng xảy ra rủi ro Dựa trên đặc điểm của rủi ro, chúng ta cần đánh giá xem liệu doanh nghiệp có thường xuyên gặp loại rủi ro này hay không?
C2. Mức độ nghiêm trọng của rủi ro Mức độ nghiêm trọng của rủi ro có thể đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh như hậu quả có thể gặp phải, khả năng lặp lại rủi ro,…Dưới đây là một vài gợi ý thường được sử dụng:
- Đánh giá dựa trên cấp độ rủi ro
- Đánh giá dựa trên hậu quả có thể gặp phải
- Đánh giá dựa trên hậu quả và khả năng có thể xảy ra rủi ro:
C3. Chỉ số HRN Chỉ số HRN (Hazard Rating Number) là sự kết hợp giữa mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra rủi ro, trong đó:
- HRN1: Là chỉ số rủi ro được xác định có sự xem xét và xác định tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đang được thực hiện.
- HRN2: Là chỉ số rủi ro được xác định sau khi thực hiện và hoàn thành các biện pháp kiểm soát bổ sung.
Dưới đây là bảng ma trận chỉ số rủi ro HRN.
6. Kết luận
Đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp là hoạt động phân tích, nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn tại nơi làm việc để, từ đó có thể chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Đây là hoạt động cần thiết và nên thực hiện thường xuyên tại doanh nghiệp nhằm đem tới môi trường làm việc an toàn, an tâm, gắn bó cho mỗi nhân viên.